• 0251.8856288
  • vanphong@dahoaan1.vn
Hotline 24/7
0909 248 929
Support Email
info@roundy.vn
520 CMT8
Phường 11, Quận 3, TP.HCM

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh hiện nay thì việc phân quyền cho các nhân viên trong công ty đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành công cho doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các công ty khởi nghiệp việc xây dựng kỹ năng phân quyền trong tổ chức sẽ giúp quản lý nhân viên cấp dưới một cách hiệu quả nhất.

Phân quyền cho nhân viên là gì?

phan-quyen-cong-ty-khoi-nghiep

Kỹ năng phân quyền cho công ty khởi nghiệp là quan trọng

Phân quyền là việc chia một phần quyền lực và trách nhiệm cho cấp dưới, khi đó họ sẽ có quyền lực để quyết định và chịu mọi trách nhiệm về sự quyết định đó của mình cho cấp trên.

Một CEO thông thái là người hiểu rõ được điều nếu nắm quá nhiều trách nhiệm vào mình thì số lượng công việc cần phải xử lý càng lớn và chắc chắn sẽ không hoàn thành một cách tốt nhất tất cả các việc. Chính vì vậy việc phân quyền sẽ phát huy hết những trách nhiệm và năng lực của mọi nhân viên trong tổ chức, doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất.

Nhân viên khi được phân quyền sẽ tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực được giao và hoàn thành chúng một cách xuất sắc nhất. Kỹ năng phân quyền sẽ hạn chế việc nhân viên can thiệp quá nhiều vào các công đoạn khác.

3 kỹ năng phân quyền trong công ty khởi nghiệp

Phân quyền theo các hình thức khác nhau

Thông thường dưới hình thức phân quyền này sẽ chia tổ chức thành 3 cấp bậc khác nhau là lãnh đạo, cấp quản lý và nhân viên. Ở mỗi cấp độ sẽ có một mức độ quyền lực và công việc khác nhau.

Lãnh đạo sẽ là người có quyền hành lớn nhất và phân những công việc và quyền hành cụ thể cho cấp quản lý.

Đối với cấp quản lý, họ thường là những người được cấp lãnh đạo tín nhiệm giao cho rất nhiều quyền hành và được hưởng các chế độ phúc lợi khác nhau nhằm tạo cho họ lòng trung thành và mong muốn cống hiến cho doanh nghiệp mình.

Ở cấp nhân viên thường là những người được giao công việc bởi cấp quản lý và ít có quyền quyết định lớn trong doanh nghiệp.

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp hiện nay còn thực hiện phương pháp phần quyền đơn lẻ giao việc trực tiếp cho cấp nhân viên để nhanh chóng hoàn thành công việc, tuy nhiên các này sẽ tạo ra cơ cấu tổ chức lỏng lẻo vì cấp quản lý sẽ cảm thấy mình bị vượt mặt. Một cách phân quyền khác là phân quyền toàn diện là mỗi người sẽ có một nhiệm vụ và quyền hạn riêng trong doanh nghiệp hạn chế trình trạng bị vượt mặt hoặc những tiêu cực của phương pháp nêu trên.

phan-quyen-cong-ty-khoi-nghiep

Phân quyền giúp phát huy điểm mạnh của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp

Đưa ra thời hạn phân quyền cụ thể nhất

Thông thường các cấp lãnh đạo khi đưa ra sự phân quyền cho nhân viên cấp dưới họ luôn đi kèm với thời gian cụ thể cho quyền hạn cũng như công việc đó. Nếu người được giao nhiệm vụ hoàn thành tốt thì sẽ được nhận thêm các quyền hạn khác hoặc là trao lại cho người khác để họ có cho mình những áp lực cũng như sự cố gắn nhất định trong công việc.

Khi đưa ra thời gian cụ thể nhân viên sẽ có thêm động lực cũng như xây dựng lấp trình tốt nhất để hoàn thành chúng. Đồng thời lãnh đạo cũng sẽ từ đó tìm cho mình những nhân viên có tố chất để giúp tổ chức phát triển nhất.

Nêu rõ quyền hạn và nội dung công việc phân quyền

Việc nêu rõ những quyền hạn cũng như công việc mà nhân viên được phân quyền giúp khoanh vùng quyền hạn của nhân viên tránh gây những hiểu lầm cũng như những suy nghĩ lấn quyền ảnh hưởng đến lợi ích cũng như công việc chung của doanh nghiệp.

Điều này sẽ giúp cho nhân viên hiểu và nhận thức rõ mình cần làm gì và vai trò của bản thân đối với doanh nghiệp một cách chính xác nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *